Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viên Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội), trong tủ lạnh có hai ngăn là ngăn đá và ngăn mát. Thực phẩm bỏ vào ngăn đá có thể đặt xuống nhiệt độ -100C, -120C, thậm chí có loại tủ lạnh có thể đạt đến -18oC. Ở ngăn đá do nhiệt độ thấp nên việc ức chế vi sinh cao có thể bảo quản đồ ăn lâu hơn. Còn ở ngăn mát thực phẩm được giữ ở nhiệt độ từ 20C đến 120C, dùng cho bảo quản thực phẩm trong thời gian ngắn tầm khoảng 2- 7 ngày cho các loại rau, củ quả.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng chỉ ra rằng, hiện nay nhiều gia đình vì quá bận rộn hoặc giữ thói quen không tốt đó là tích trữ thực phẩm trong tủ lạnh đến cả tháng, điều này là không nên vì trước hết nguồn cung thực phẩm hiện nay rất nhiều và có sẵn nên có thể mua và dùng ngay được, trong khi đó nếu bảo quản thực phẩm lâu trong tủ lạnh có thể làm giảm chất lượng, mất độ tươi, ngon. Mặc dù bảo quản trong điều kiện lạnh như vậy nhưng vẫn có những vi sinh vật phát triển gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe khiến người sử dụng tăng nguy cơ mắc bệnh.
Dưới đây là một vài chia sẻ của Lộc Thiên Phát chúng tôi sẽ rất hữu ích với bạn để việc sử dụng tủ lạnh được hiệu quả nhất.
1 Đầu tiên phải luôn vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ.
Việc thường xuyên dọn dẹp tủ lạnh sẽ cho bạn không gian đủ để sắp xếp thực phẩm vào tủ , loại bỏ những thực phẩm hết hạn. Đỡ phải tốn điện bảo quản những thức ăn không cần dùng đến nữa.
Vệ sinh tủ lạnh giúp tủ luôn sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn cùng mùi hôi phát sinh từ những thực phẩm thối rữa. Đảm bảo sức khỏe cho gia đình
2 . Phân loại thực phẩm và đặt nhiệt độ thích hợp
Để hạn chế hiện tượng “ nhiễm chéo” vi sinh vật từ những thực phẩm sống sang chín.
Do đó , thực phẩm cần được bảo quản trong hộp riêng và phân loại để theo từng ngăn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Thực phẩm tươi sống ( thịt, cá, hải sản..)
Thực phẩm tươi sống trước khi cho vô tủ phải được rửa sạch sẽ , cá phải bỏ ruột, để ráo nước. Bạn nên chia nhỏ nhiều phần thực phẩm phù hợp với mỗi lần sử dụng để tránh rã đông khối lượng lớn vừa lâu mà vừa mất chất lượng .
Nếu thực phẩm cần dùng trong ngày thì chỉ cần để ngăn mát, còn để lâu hơn thì mới cho lên ngăn đông và lưu ý thời gian tối đa để báo quản tốt nhất nhé. Thực phẩm tươi sống thì thích hợp với nhiệt độ -18 – 3 độ c
- Rau , củ
Ngược lại với thực phẩm tươi sống, đối với rau củ thì loại nào bạn chưa có nhu cầu sử dụng ngay thì bạn không nên rửa, bạn chỉ cần loại bỏ phần bị úng ( rau củ càng ráo nước thì càng bảo quản được lâu)
Bạn cũng nên chia rau củ thành nhiều phần vừa đủ ăn , cho vào túi có lỗ thoáng khí, lót thêm giấy báo nữa thì rau càng được tươi lâu hơn.
Sau đó cho vào ngăn mát tủ, rau nào nhanh hỏng thì ăn trước bạn nhé.
Rau củ thì nên để nhiệt độ 2 -4 độ c.
- Trái cây
Nếu trái cây còn nguyên quả thì bạn loại bỏ những phần cuống bị hư. Sau đó, dùng khăn khô lau sạch lớp vỏ rồi cho vào túi có thoát khí, để vào tủ mát ở nhiệt độ 3- 5 độ.
Nếu trái đã gọt vỏ: Thì bạn cho vô hộp và sử dụng càng nhanh càng tốt tối đa nên để 1- 2 ngày.
- Sữa, nước
Phải đóng chai nhựa hoặc thủy tinh, đậy kín nắp để không có mùi
- Thức ăn nấu chín
Thức ăn nấu chín thì trước khi cho vô tủ bạn phải để thật nguội, cho vô hộp đựng, đậy kín và bảo quản 2- 4 độ ở ngăn mát tủ lạnh.
Thời gian đã nấu chín thì thời gian bảo quản tốt nhất là 1-3 ngày, bạn chia nhỏ lượng thức ăn để tiện việc làm nóng mỗi lần dùng.
3 . Sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh
Bạn sắp xếp thực phẩm hợp lý giúp bạn giảm thiểu tình trạng vứt bỏ lãng phí vì quên, không thấy thức ăn để trong tủ.
Luân chuyển thực phẩm mua trước ra bên ngoài để dùng trước. Nếu kĩ hơn thì ghi chú ngày mua trên mỗi túi để dễ quản lý.
Xếp các hộp chứa thực phẩm gọn gàng, còn với các túi thực phẩm có thể xếp chồng lên và lót khay đối với thực phẩm tươi sống (như thịt, cá) để tránh nước từ các loại thực phẩm ấy tràn ra ngoài.
Để hạn chế hiện tượng “ nhiễm chéo” vi sinh vật từ những thực phẩm sống sang chín.
Do đó , thực phẩm cần được bảo quản trong hộp riêng và phân loại để theo từng ngăn theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Cần nhớ tủ lạnh là một phương tiện bảo quản thức ăn chứ không có tác dụng diệt khuẩn. Vì vậy, những thức ăn đưa vào tủ lạnh phải là những thức ăn tươi, sạch, không bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn mới đảm bảo an toàn được.
4 .Rã đông đúng cách
Thực phẩm đã lấy ra khỏi ngăn đông đá thì phải dùng. Đã rã đông rồi lại cho vào ngăn đông đá là một trong các lý do hàng đầu gây nhiễm độc thực phẩm. Đó là lý do chúng tôi nhắc bạn chia nhỏ từng phần như trên
Khi lấy thực phẩm từ trong tủ lạnh, chúng ta thường có thói quen cho vào nước nóng để làm tan đá, tế bào bị vỡ ra, thoát ra ngoài cùng nước, làm giảm chất dinh dưỡng. Chúng ta nên cho thực phẩm từ ngăn đá xuống ngăn dưới để làm tăng nhiệt độ từ từ sau đó mang ra ngoài thì thực phẩm sẽ tan đá và không bị mất chất dinh dưỡng.
5 .Thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ an toàn.
Tùy vào từng loại thực phẩm mà chúng ta sẽ có thời gian nhất định.
- Các loại thịt: Thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, . . . sơ chế để trong tủ lạnh, bảo quản tối đa được 2 đến 3 tháng.
- Xúc xích: Để trong tủ lạnh tối đa được 6 tháng
- Tôm: Cất trữ trong tủ tối đa được 7 ngày
- Trứng: Cất trữ trong tủ tối đa được 20 ngày
- Rau tươi: Cất trữ trong tủ tối đa được 5 đến 6 ngày
- Hoa quả: Cất trữ trong tủ tối đa được 7 ngày
- Thực phẩm đã qua chế biến: Cất trữ tối đa được 2 đến 3 ngày
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi, hy vọng bạn áp dụng hiệu quả với chiếc tủ lạnh gia đình mình.Nếu còn vấn đề gì cần hỗ trợ vui lòng liên hệ Lộc Thiên Phát chúng tôi để được chia sẻ thêm bạn nhé.
CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN LẠNH LỘC THIÊN PHÁT
Địa chỉ ( Address) : 16/32 Kp 6 -P Tam Hiệp - Biên Hòa- Đồng Nai.
Mã số thuế ( Tax code) : 3603478401.
Điện thoại: ( Tel) : 0933 808 624 - 0986 831 460.
Email: cdllocthienphat@gmail.com
Website: dienlanhlocthienphat.com